Tìm hiểu về phù hiệu cảnh sát biển đeo trên trang phục

Phù hiệu cảnh sát biển
Mục lục

Phù hiệu cảnh sát biển được thiết kế đúng mẫu theo quy định cụ thể. Mọi người tham khảo về vật dụng cài trên trang phục này để hiểu hơn về đặc thù công việc, phân biệt cảnh sát biển với các cán bộ, chiến sĩ bộ phận khác. Bài viết của Quảng Cáo Hoài Việt sẽ cung cấp đặc điểm và các quy định hiện hành về phù hiệu.

Đôi nét về cảnh sát biển của Việt Nam

Cảnh sát biển là bộ phận các cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn vùng biển của Việt Nam. Các cán bộ thực hiện công việc tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. Nghiên cứu tình hình, từ thực tiễn vùng biển để đề xuất các chính sách, quy định liên quan tới bảo vệ đất nước, giữ an ninh cho vùng biển.

Bộ phận cảnh sát biển đảm nhiệm trọng trách giữ vững, bảo vệ chủ quyền. Thực hiện tài phán quyền của quốc gia trong vùng biển Việt Nam. Đồng thời, các cán bộ cũng phải thực hiện tốt quy định hiện hành. Đảm bảo các điều ước quốc gia mà Việt Nam có tham gia.

Hệ thống cảnh sát biển sẽ được phân chia hoạt động theo 4 vùng chính là 1, 2, 3, 4. Mỗi khu vực đều có Bộ Tư Lệnh quản lý trực tiếp và các đơn vị trực thuộc làm việc. Đối với các cán bộ, chiến sĩ là cảnh sát biển sẽ được trang bị đủ tàu, thuyền, máy bay, vũ khí, thiết bị kỹ thuật.

Đặc biệt, trong trang phục của cảnh sát biển có phù hiệu với mẫu thiết kế đặc biệt riêng để phân biệt với các đơn vị khác. Phù hiệu sẽ sử dụng mẫu theo quy định của nhà nước, đeo đúng vị trí và luôn có trên trang phục các cán bộ khi làm nhiệm vụ. Điều này thể hiện đúng tinh thần trách nhiệm, ý thức cao trong quân lệnh và vấn đề chỉn chu tạo sự chuyên nghiệp trong môi trường làm việc.

Đôi nét về cảnh sát biển của Việt Nam
Đôi nét về cảnh sát biển của Việt Nam

Tìm hiểu những quy định chung về phù hiệu cảnh sát biển

Phù hiệu cảnh sát biển được quy định rất chi tiết để sử dụng trên trang phục của các cán bộ, chiến sĩ, sĩ quan làm việc tại các cơ quan. Quảng Cáo Hoài Việt có chia sẻ chi tiết về đặc điểm vật dụng này.

Thiết kế của phù hiệu có dạng hình bình hành, nền màu xanh dương. Ở trên có hình cảnh sảnh biển Việt Nam với màu vàng nổi bật. Còn phù hiệu cấp tướng thì nền viền màu vàng có độ rộng ở 3 cạnh là 5mm.

Hình phù hiệu của cảnh sát biển sẽ bao gồm nhiều chi tiết khác nhau. Cụ thể như chiếc khiên có màu vàng, 2 thanh kiếm sắt đặt chéo ở phía sau. Mỏ neo bên trong, hình bông lúa ngay phía dưới. Ngoài ra còn có hình ngôi sao 5 cánh màu vàng nổi bật ở phía trên.

Lễ phục có cành tùng màu vàng được gắn trên ve cổ áo và 2 bên cảnh hiệu:

  • Cành tùng đơn được thiết kế trên lễ phục dành cho sĩ quan cấp tướng.
  • Cành tùng đơn của lễ phục sĩ quan cấp úy, cấp tá.
Quy định chung về phù hiệu cảnh sát biển
Quy định chung về phù hiệu cảnh sát biển

Thiết kế phù hiệu cảnh sát biển Việt Nam kết hợp cùng cấp hiệu

Theo quy định của Điều 17 Nghị định 61/2019/NĐ-CP thì phù hiệu sẽ kết hợp với cấp hiệu đặt trên phần ve áo cảnh phục dã chiến. Cấu tạo cơ bản của vật dụng này đối với từng cấp sẽ được quy định chi tiết như sau:

Phù hiệu và cấp hiệu của cấp tướng trong cảnh sát biển

Phù hiệu sử dụng có hình dạng bình hành nhỏ gọn, màu xanh dương. Phần viền bên ngoài bao quanh có màu vàng, rộng 5mm ở 3 cạnh. Có gắn hình của phù hiệu sao 5 cánh màu vàng. Số liệu ngôi sao sẽ theo cấp như sau:

  • Thiếu tướng: Gắn 1 sao.
  • Trung tướng: Gắn 2 sao.
Phù hiệu và cấp hiệu của cấp tướng
Phù hiệu và cấp hiệu của cấp tướng

Xem thêm:

Phù hiệu và cấp hiệu dành cho cấp sĩ quan 

Thiết kế mẫu nền phù hiệu cảnh sát biển cấp dạng hình bình hành, màu xanh dương. Phù hiệu được gắn lên có hình ngôi sao 5 cánh, gạch dọc có màu vàng, số lượng ngôi sao như trên cấp hiệu của sĩ quan. Còn số lượng gạch với cấp tá là 2 gạch dọc, cấp úy sẽ có 1 gạch dọc.

Phù hiệu kết hợp cấp hiệu dành cho đại tá
Phù hiệu kết hợp cấp hiệu dành cho đại tá

Đối với phù hiệu cho quân nhân chuyên nghiệp 

Phù hiệu kết hợp cấp hiệu dành cho cấp quân nhân được quy định theo mẫu cơ bản ở phần trên. Trên vật dụng sẽ bao gồm các chi tiết cơ bản, màu sắc chung không khác biệt.

Phù hiệu và cấp hiệu cho hạ sĩ quan

Hạ sĩ quan được sử dụng nền phù hiệu hình bình hành, màu xanh dương đậm, có gắn phù hiệu. Ở trên hình ngôi sao 5 cánh màu vàng, có 1 vạch dọc tơ vàng rộng 3mm. Số lượng sao được quy định với hạ sĩ là 1 sao, trung sĩ 2 sao, thượng sĩ 3 sao.

Phù hiệu cho binh sĩ

Đối với binh sĩ thì phù hiệu cảnh sát biển sẽ dùng nền hình bình hành, cũng màu xanh dương có gắn phù hiệu. Ở trong có thiết kế ngôi sao 5 cánh và số lượng sao sẽ phân định theo cấp. Với binh nhì gắn 1 sao, binh nhất 2 sao.

Phù hiệu kết hợp cấp hiệu cho học viên

Bộ phận cảnh sát biển có các học sinh tham gia đào tạo. Và khi làm việc cũng có trang phục và đeo phù hiệu, cấp hiệu cụ thể theo quy định. Cho nên mọi người cần tham khảo để phân biệt các cấp khác:

  • Học viên là sĩ quan sẽ đeo phù hiệu kết hợp cấp hiệu như đặc điểm của sĩ quan nêu bên trên.
  • Học viên tham gia đào tạo sĩ quan: Nền phù hiệu có hình bình hành màu xanh dương, có gắn phù hiệu, 1 vạch dọc tơ màu vàng rộng 5mm, và cấp này sẽ không có gắn sao.
  • Học viên chuyên môn kỹ thuật, đào tạo hạ sĩ quan: Sử dụng phù hiệu có hình bình hành màu xanh dương đặc trưng. Có gắn phù hiệu, 1 vạch dọc nhỏ màu vàng tươi, độ rộng 3mm, không có gắn sao trên trang phục.

Tổng hợp bài viết chia sẻ về phù hiệu cảnh sát biển các cấp sử dụng mẫu cụ thể theo quy định của nhà nước như thế nào. Mỗi cấp bậc, chuyên môn, bộ phận sẽ có sử dụng các chi tiết trên phù hiệu khác nhau. Khi quan sát mọi người sẽ nhận biết để biết được vị trí, thâm niên công tác, trọng trách mà các cán bộ, sĩ quan đảm nhiệm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *