Cách bố trí các góc trong lớp học mầm non khoa học, phổ biến hiện nay

Cách bố trí các góc trong lớp học mầm non

Cách bố trí các góc trong lớp học mầm non đang là xu hướng được nhiều đơn vị, nhà trường đào tạo. Bởi, việc bố trí các góc học trong lớp sẽ tạo điều kiện cho bé có thể phát triển trí tuệ, tư duy của bản thân trong quá trình theo học. Vậy để biết được cách bố trí góc học trong lớp cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì, có bao nhiêu cách bố trí lớp học thì mời bạn cùng phuhieuhocsinh.com theo dõi ngay qua chia sẻ dưới đây.

Có bao nhiêu cách bố trí góc trong lớp học

Trong lớp nhà trẻ, chúng ta thường chia không gian thành 5 góc cơ bản để tạo điều kiện phát triển toàn diện cho trẻ. Các góc này bao gồm: góc phân vai, góc đọc sách, góc xây dựng, góc nghệ thuật và góc khoa học.  Mỗi góc đều đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sáng tạo, khả năng thẩm mỹ và trí tuệ của trẻ mầm non.

  • Góc phân vai là nơi trẻ em có thể giả vờ và đóng vai như các thành viên trong gia đình, như bố, mẹ, ông, bà, anh, em. 
  • Góc đọc sách mang lại cho trẻ cơ hội tiếp xúc với sách và hình ảnh. Mặc dù trẻ chưa biết đọc chữ, nhưng qua hình ảnh, trẻ có thể tự tưởng tượng và nhập vai vào câu chuyện. 
  • Góc xây dựng là nơi trẻ được tham gia vào hoạt động xây dựng và tạo hình từ các khối xây, lego hoặc vật liệu khác. Qua việc xây dựng và làm việc nhóm, trẻ hình thành kỹ năng sáng tạo, rèn luyện tư duy logic và khám phá khả năng giải quyết vấn đề. 
  • Góc nghệ thuật là không gian cho trẻ thể hiện sự sáng tạo và thích nghi với nhiều lĩnh vực khác nhau, như vẽ, đàn hát, hát, làm gốm, sứ và nhiều hơn nữa.
  • Góc khoa học là nơi trẻ được thực hành các hoạt động khoa học và khám phá. Trẻ sẽ thực hiện các thí nghiệm, tư duy theo hướng logic và trừu tượng, sau đó mô tả và truyền đạt những hiểu biết của mình bằng ngôn ngữ cá nhân. 
Có bao nhiêu cách bố trí góc trong lớp học
Có bao nhiêu cách bố trí góc trong lớp học

Một số kiểu, cách bố trí các góc trong lớp học mầm non

Tùy thuộc vào mỗi góc sẽ có các cách bày trí, trang trí khác nhau sao cho phù hợp nhất. Bên cạnh đó, hoạt động trang trí còn phụ thuộc vào quy mô, địa điểm của góc, vậy nên dưới đây là hướng dẫn cách bố trí góc trong lớp mà bạn có thể tham khảo qua:

Cách bố trí các góc khoa học trong lớp học mầm non

Để tạo ra một góc khoa học hấp dẫn và đầy sinh động để thu hút sự chú ý và tò mò của trẻ mầm non khi họ thực hiện các thí nghiệm lần đầu tiên, giáo viên cần có sự sáng tạo trong việc bố trí góc khoa học trong lớp học. Góc khoa học có thể được trang trí bằng các công cụ và vật liệu hỗ trợ thí nghiệm như chai nước, sỏi đá, mực, ống nghiệm và nhiều hơn nữa.

Cách bố trí các góc khoa học trong lớp học mầm non
Cách bố trí các góc khoa học trong lớp học mầm non

Bố trí góc xây dựng để phát triển khả năng tư duy, sáng tạo

Góc xây dựng là nơi có thể phát triển nhanh chóng tính sáng tạo của mình một cách tốt nhất thông qua hoạt động tự tay lắp đặt, thiết kế các đồ vật mà bản thân bé yêu thích. Bên cạnh đó, trẻ có cơ hội nhập vai và thử sức với các nghề nghiệp như công nhân, kỹ sư, nhà thiết kế hay bác sĩ.

> Xem thêm:

Hướng dẫn xây dựng góc học tập cho trẻ

Góc học tập cần đặt sự chú ý nhiều trong khâu bố trí các góc ở trong lớp học mầm non. Tại đây, là vị trí để các bé tiến hành thu hút các kiến thức về môn học cũng như rèn luyện đạo đức bản thân. 

Muốn đem lại sự sinh động, thu hút những vẫn giữ được tinh thần chăm học, chăm đọc các giáo viên có thể tổ chức trò chơi giáo dục cho trẻ. Cụ thể, cho trẻ sử dụng những bức tranh kích thước lớn, bảng vải treo tường, bảng phấn, giấy vẽ hoặc là tô màu.

Hướng dẫn xây dựng góc học tập cho trẻ
Hướng dẫn xây dựng góc học tập cho trẻ

Trang trí góc thư viện trong lớp mầm non

Khi trang trí góc thư viện trong lớp, các thầy cô cần phải chú trọng đến những việc, những họa tiết trang trí có thể giúp tạo ra sự phát triển cũng như khả năng học tập của trẻ. Giúp trẻ có thể đọc, viết cùng với việc phát triển khả năng giao tiếp của chính bản thân.

Bố trí góc nghệ thuật ở trong lớp học

Ngoài các góc học tập, giáo viên cũng nên tham khảo và bố trí các góc nghệ thuật để bé có thể tự do phát triển kỹ năng của mình. Ở đây, góc nghệ thuật là nơi các bé có thể thỏa sức ca hát, tự do vẽ những bức tranh yêu thích, phát triển các kỹ năng mềm của bản thân, từ đó cho trẻ có một cái nhìn tổng quát hơn về các môn học sau này.

Thông qua góc nghệ thuật, giáo viên có thể tìm thấy tài năng của trẻ bằng cách tổ chức các cuộc thi. Từ đó, đưa ra những lời khuyên bổ ích cho gia đình, để gia đình có hướng giúp bé phát triển tài năng của mình.

Bố trí góc nghệ thuật ở trong lớp học
Bố trí góc nghệ thuật ở trong lớp học

Có nhiều cách bố trí các góc trong lớp học mầm non mà thầy cô có thể tham khảo, tùy vào nhu cầu, quy mô, giáo viên có thể lựa chọn các góc mà bài viết đã nêu. Hy vọng rằng, những thông tin trên của chúng tôi sẽ giúp cho bạn đọc có thêm nhiều ý tưởng trang trí các góc trong lớp mầm non.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *